4 phép tính để cuộc đời thành công hạnh phúc

Thầy Cao Anh - 4 phép tính quan trọng để cuộc đời thành công và hạnh phúc 

1. Nếu muốn thật giàu có... phải giỏi phép tính NHÂN (nhân bản, nhân cách, nhân từ). 

Quan niệm coi “Nhân” là nội dung cơ bản của Luận ngữ,  là tư tưởng chủ đạo của Khổng Tử - đó là quan niệm chính xác, đúng đắn.
Theo nghĩa sâu rộng nhất “nhân” là một nguyên tắc đạo đức trong triết học Khổng Tử. “Nhân” được ông coi là cái quy định bản tính con người thông qua “lễ”, “nghĩa”; quy định quan hệ giữa người và người từ trong gia tộc đến ngoài xã hội.

“Nhân” có quan hệ chặt chẽ với các phạm trù đạo đức khác trong triết học Khổng Tử để làm nên một hệ thống triết lý nhất quán, chặt chẽ và do vậy, đã có người cho rằng, nếu coi các phạm trù đạo đức trong triết học Khổng Tử như những vòng tròn đồng tâm thì “Nhân” là tâm điểm, bởi nó đã chỉ ra cái bản chất nhất trong bản tính con người. “Nhân” cũng có thể hiểu là “trung thứ”, tức là đạo đối với người, nhưng cũng là đạo đối với mình nữa. Trong một cuộc nói chuyện với các học trò Khổng Tử đã nói: Đạo của ta chỉ có một lẽ mà thông suốt cả. Về điều này, Tăng Tử - một học trò của Khổng Tử cho rằng, Đạo của Khổng Tử là “trung thứ”. “Trung” ở đây là làm hết sức mình,  còn “thứ” là suy từ lòng mình ra mà biết lòng người,  mình không muốn điều gì thì người cũng không muốn điều đó. “Trung thứ” là sống đúng với mình và mang cái đó ứng xử tốt với người. 

Trong Luận ngữ, có chỗ Khổng Tử không dùng khái niệm “Nhân” (yêu người),  nhưng nội dung thể hiện ở đó lại thấm đượm tình yêu thương cao cả.
Coi “Nhân” là “yêu người”, trong Luận ngữ, Khổng Tử đã dành không ít lời để nói về đạo làm người. Khi Nhan Uyên hỏi Khổng Tử về “Nhân”, Khổng Tử đã nói: “Sửa mình theo lễ là nhân. Ngày nào cũng khắc kỷ phục lễ, ngày đó mọi người trong thiên hạ tự nhiên cảm hoá mà theo về đức nhân.

Vậy nhân là do mình, chớ há do người sao?” (Luận ngữ, Nhan Uyên, 1).

2. Nếu muốn có nhiều bạn bè, nhiều người mến, nhiều người tin tưởng thì phải giỏi phép tính CHIA (chia sẻ). Đừng biết mà giữ cho riêng mình.

3. Nếu muốn làm được những gì mình muốn, hãy khéo léo dùng phép tính CỘNG (hợp tác).

4. Nếu muốn làm cái mới để thay đổi, phải bỏ đi những thói quen, cách làm cũ, hãy dùng phép tính TRỪ (buông bỏ).


Thành thạo cả 4 điều trên bạn sẽ trở thành một người xuất sắc.

Và hãy nhớ:
- Nhân × Chia ÷ trước
- Cộng + Trừ - sau
Cuối cùng, hãy đơn giản hoá cuộc sống của chính mình. Đừng quên học đi đôi với hành, và thực hành phải luôn đi trước lời nói.
Cứ làm tốt những điều trên cuộc đời bạn chắc chắn sẽ thay đổi theo hướng tích cực hơn mỗi ngày và con đường thành công cũng sẽ rộng mở và gần hơn.
× ÷ + - Nói sao làm vậy, làm sao nói vậy. Trước mặt lẫn sau lưng!!!
Thầy Cao Anh CHÚC TẤT CẢ CÁC BẠN TUẦN MỚI LÀM VIỆC THẬT MAY MẮN.

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

note